• 213bc378f3ae07f05ebf
  • 8261482778f18cafd5e0
  • 213bc378f3ae07f05ebf

Cây Nha đam Mỹ (cây lớn)

5 /5 (0 đánh giá)
85.000₫

Nha đam Mỹ là một trong những loại nha đam cho năng suất cao nhất. Bẹ lá nha đam Mỹ vô cùng to và chứa nhiều thịt nha đam, nên bạn chỉ cần trồng vài cây đã thoải mái có nha đam ngon để dùng. Đặc điểm nhận biết Nha đam Mỹ là chúng có lá dài, bẹ to, nặng và á có nhiều gai nhọn , phía sau thường có phấn trắng.

-
+
Thêm vào giỏ hàng

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn:

Gửi
Chi tiết sản phẩm

Lá cây nha đam có màu xanh lục, rất mọng nước, chất nước bên trong nhầy nhậy, chiều dài của lá có thể lên tới 60cm. Xung quanh lá của nó có các gai xuất hiện hai bên gây ngứa ngáy khi chạm vào da của bạn.

Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong cây nha đam có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Bao gồm khoảng 23 loại axit amin khác nhau, các loại vitamin cơ bản như vitamin nhóm B, vitamin A, C, các chất khoáng vi lượng,….

 

HƯỚNG DẪN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NHA ĐAM MỸ 

Các thứ cần chuẩn bị:

- Đất trồng: 

Để trồng cây nha đam tốt đòi hỏi đất trồng cây phải có khả năng thoát nước tốt, được ủ hoa để tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển tốt nhất. Khi trộn đất, nên trộn hỗn hợp gồm tro trấu : phân hữu cơ ( ở đây có thể dùng phân bò hoai hay phân trùn quế) :  xơ dừa : trấu sống, các thứ theo tỷ lệ là 2:1:0,5:1. Hỗn hợp sau khi trộn đều thì gom thành đống và ủ kín trong 15 – 20 ngày mới được đem ra trồng.

Trong trường hợp có tro trấu và phân hữu cơ đã qua sử dụng thì có thể trộn thêm một ít phân trùn quế là đã có thể dùng trồng ngay được rồi.

- Chậu trồng: 

Nếu bạn có dự định trồng nha đam trong chậu thì cần phải chuẩn bị loại chậu có lỗ bên dưới để giúp cây thoát nước tốt nhất. Hoặc khi trồng cần phải bỏ vào bên dưới đáy chậu những viên sỏi lớn để cây không bị úng nước.

Kích thước chậu phù hợp có đường kính khoảng 25 – 30cm và cao 30 – 40 cm, như vậy mới đủ cho cây nhanh lớn và phát triển tốt được.

CÁCH TRỒNG NHA ĐAM MỸ

- Trồng nha đam trong chậu:

Như đã nói ở trên đây, để trồng nha đam trong chậu đạt hiệu quả thì trước hết phải chọn được loại chậu phù hợp về kích thước chậu cũng như yêu cầu phải có lỗ hoặc đặt sỏi thoát nước thông thoáng, giữ cho cây không bị ngập úng thì cây mới phát triển tốt được.

Có thể dùng lá nha đam để trồng hoặc là tách cây con từ cây mẹ để trồng đều được.

Sau khi đất trồng đã được chuẩn bị theo tỉ lệ yêu cầu thì đặt cây con vào chậu, cho đất vào trọng chậu cho đến vừa miệng chậu là đủ.

- Trồng nha đam đại trà: 

Trước khi trồng nha đam đại trà cần phải tiến hành ươm giống. Theo đó, người ta sẽ ươm giống bằng lá trước. Đặt lá nha đam trên nền đất, dùng tay vun một chút để cho đất che khoảng một nửa lá. Sau đó thì đặt chậu ươm ở nơi có nhiều nắng, không bị mưa hắt quá nhiều. Đồng thời, thường xuyên theo dõi và tưới nước để giữ ẩm cho đất, không để đất bị khô.

Sau thời gian ươm, nha đam mọc cây con thì tiến hành đào cây con. Khi đào cẩn thận, cố gắng lấy được càng nhiều rễ thì thời gian hồi sức của cây con càng được rút ngắn, cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Trông cây đại trà trên nền đất đã được đào rảnh với mật độ cây cách cây 40 cm và hàng cách hàng 80 cm. Để cây con mọc mầm nhanh và tỉ lệ sống cao hơn thì sau khi lấy ra khỏi vườn ươm nên trồng trước trong mát 2 – 3 ngày đã rồi mới đem ra ngoài trồng.

CÁCH CHĂM SÓC NHA ĐAM MỸ

- Bón phân:

Nếu là trồng nha đam trong chậu thì có thể tiến hành bón phân hữu cơ như phân NPK, cứ đều đặn 15 ngày thì bón phân một lần để cho cây xanh tốt.Còn nếu trồng đại trà với số lượng lớn phục vụ cho mục đích thương mại, thu hát lá thì chỉ nên bón phân hữu cơ và tro củi mà thôi. Bón phân ở xung quanh mỗi gốc cây và tưới qua để cho phân có thể ngấm xuống đất, cung cấp dưỡng chất phát triển đầy đủ.

- Tưới nước:

Vì nha đam có thể sống ở môi trường khô hạn, khắc nghiệt nên cũng không cần phải tưới nước quá nhiều. Đối với  những cây mới trồng thì mỗi ngày tưới 1 lần và tưới với lượng vừa đủ để cây phát triển. Còn sau khi cây con đã cứng cáp, bộ rễ ổn định rồi thì chỉ cần tưới 2 ngày/ lần là phù hợp.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, nắng mưa như thế nào mà có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp với nhu cầu của cây.

- Phòng trừ sâu bệnh gây hại:

Thường đối với cây trồng ở trong chậu thì sẽ ít bị sâu bệnh tấn công hơn. Trong trường hợp cây bị úng lá, lá vàng và thối nhũn thì có chăng là do cây bị ngập nước, mưa nhiều. Trong trường hợp này, bạn cần phải kịp thời cắt bỏ ngay những lá bị hư hỏng để phòng trường hợp khuẩn bệnh lây lan sang những lá khác hay cây bên cạnh.

Thu hoạch:

Đối với những hộ gia đình, cá nhân trồng nha đam tại nhà thì sau một năm là đã có thể bắt đầu thu hoạch lá của cây nha đam được rồi. Còn nếu trồng nha đam ngoài đất thì cây sẽ nhanh lớn hơn, cây có đủ điều kiện về đất, dinh dưỡng cũng như diện tích để sinh trưởng nên khoảng 6 – 8 tháng là đã có thể bắt đầu thu hoạch.

- Nhân giống:

Cây nha đam có thời gian sinh trưởng rất lâu, cây cũng có thể sống trong nhiều năm. Trường hợp không trồng cây để lấy lá mà để lấy giống, khoảng một thời gian sau khi trồng, xung quanh cây mẹ sẽ có nhiều cây con. Khi đó có thể bứng cây con ra để trồng tiếp.

 

 

Bình luận

Bạn chấm sản phẩm này bao nhiêu sao ?

Thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!

Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!